Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên ( đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông ( đúc bằng ván khuôn thông thường). Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN
Ngày đăng: 13-11-2016
2,949 lượt xem
Kiểm tra cọc bê tông tại nơi sản xuất gồm các khâu sau đây:
a) Vật liệu :
- chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá(sỏi), xi măng, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành;
- cấp phối bê tông;
- kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- đường kính cốt thép chịu lực;
- đường kính, bước cốt đai;
- lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc;
- mối hàn cốt thép chủ vào vành thép;
- sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ;
b) kích thước hình học :
- sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;
- kích thước tiết diện cọc;
- độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;
- độ chụm đều đặn của mũi cọc;
Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng 1, và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
Bảng 1- Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc
TT |
Kích thước cấu tạo |
Độ sai lệch cho phép |
1 |
2 |
3 |
1 |
Chiều dài đoạn cọc, m £ 10 |
± 30 mm |
2 |
Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa) |
+ 5 mm |
3 |
Chiều dài mũi cọc |
± 30 mm |
4 |
Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) |
10 mm |
5 |
Độ võng của đoạn cọc |
1/100 chiều dài đốt cọc |
6 |
Độ lệch mũi cọc khỏi tâm |
10 mm |
7 |
Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc: |
|
|
- cọc tiết diện đa giác |
nghiêng 1% |
|
- cọc tròn |
nghiêng 0.5% |
8 |
Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc |
± 50 mm |
9 |
Độ lệch của móc treo so với trục cọc |
20 mm |
10 |
Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ |
± 5 mm |
11 |
Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai |
± 10 mm |
12 |
Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ |
± 10 mm |
13 |
Đường kính cọc rỗng |
± 5 mm |
14 |
Chiều dày thành lỗ |
± 5 mm |
15 |
Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc |
± 5 mm |
Ép cọc bê tông bằng phương pháp ép tĩnh
6.1 Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
- lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc;
- thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công.
6.2 Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc điểm công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép. Có thể tạo ra hệ phản lực bằng neo xuắn chặt trong lòng đất, hoặc dàn chất tải bằng vật nặng trên mặt đất khi tiến hành ép trước, hoặc đặt sẵn các neo trong móng công trình để dùng trọng lượng công trình làm hệ phản lực trong phương pháp ép sau. Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ hơn 1.1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
6.3 Thời điểm bắt đầu ép cọc khi phải dùng trọng lượng công trình làm phản lực (ép sau) phải được thiết kế quy định phụ thuộc vào kết cấu công trình, tổng tải trọng làm hệ phản lực hiện có và biên bản nghiệm thu phần đài cọc có lỗ chờ cọc và hệ neo chôn sẵn theo các quy định về nghiệm thu kết cấu BTCT hiện hành.
6.4 Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
- trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;
- mặt phẳng “ công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng ( có thể kiểm ta bằng thuỷ chuẩn ni vô);
- phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “ công tác”;
- chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng
10 ¸ 15% tải trọng thiết kế của cọc.
6.5 Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 10 mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
6.6 ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
a) kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%;
b) gia tải lên cọc khoảng 10 ¸ 15% tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế.
c) tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s;
d) không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu( do hàn nối hoặc do thời gian đã cuối ca ép...).
6.7 Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
- mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;
- mũi cọc gặp dị vật;
- cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các truờng hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một trong các cách sau:
- cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định)
- khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước như đóng cọc;
6.8 Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin £ Lc £ Lmax,
trong đó: Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực, m;
Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
a) lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min £ (Pep)KT £ (Pep)max
trong đó : (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.
6.9 Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep) min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20 cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.
6.10 Đối với cọc ép sau, công tác nghiệm thu đài cọc và khoá đầu cọc tiến hành theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác bê tông và bê tông cốt thép hiện hành.
1. Chất lượng tốt nhất: chúng tôi cam kết chất lượng cọc và dịch vụ thi công ép cọc của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, là nền móng vững chắc cho các công trình, ngôi nhà của quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thực hiện hàng loạt công trình khác nhau, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đúc và thi công ép cọc bê tông.
2. Chính sách ưu đãi: chúng tôi có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tác là công ty, nhà thầu xây dựng, các khách hàng truyền thống.
3. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng.
4. Giá cả cạnh tranh
Là đơn vị trực tiếp sản xuất và thi công ép cọc bê tông, chúng tôi khẳng định giá cả mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng luôn luôn cạnh tranh nhất.
Hãy đến với chúng tôi - Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Xây Dựng An Vinh để được phục vụ tốt nhất!
Liên hệ đúc ép cọc và thi công ép cọc bê tông: epcocnhapho.com
Công ty TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG AN VINH
Địa chỉ: số 8, đường Cây Keo, Tam phú, Thủ Đức , TPHCM
Hotline: 0937. 777. 502 - A. Hiền
Email: epcocnhapho@gmail.com
Gửi bình luận của bạn