TÍNH TOÁN LỰC ÉP CỌC NEO

Việc gia cố nền móng cho các công trình nhà dân nói chung và nhà dân có diện tích nhỏ, có mặt bằng thi công chật hẹp nói riêng để cho công trình có tuổi thọ cao, an toàn cho người ở là rất quan trọng và mang tính cấp thiết rất lớn. Bài báo trình bày thiết bị ép cọc loại sử dụng neo vít khi ép, thiết bị này được thiết kế với kết cấu nhỏ gọn, ép được cọc sát biên công trình bên cạnh, kết cấu thiết bị chia thành nhiều modul nhỏ phù hợp với việc thi công và di chuyển vào công trình có mặt bằng thi công chật hẹp (công trình xây chen), có lối vào nhỏ. Ngoài vấn đề kết cấu máy ra thì vấn đề rất quan trọng hiện nay cần giải quyết là nghiên cứu sự phụ thuộc của lực giữ neo với các yếu tố như loại đất, chiều sâu neo để các nhà thi công có cơ sở để vận hành thiết bị hiệu quả nhất, tăng năng suất, giảm chi phí gia cố nền móng.

Ngày đăng: 10-03-2017

8,600 lượt xem

Cơ sở tính toán 2.1

Thiết bị ép cọc

Thiết bị ép cọc bê tông sử dụng neo vít gia cố nền móng cho công trình nhà dân có diện tích nhỏ và mặt bằng thi công chật hẹp trong nội thành  được trình bày như hình 1. Theo [1] thiết bị ép thiết kế như hình 1 được cải tiến từ các thiết bị ép neo thông thường để phù hợp với việc thi công ép cọc cho các nhà dân có diện tích nhỏ và mặt bằng thi công chật hẹp.

ép neo

Các bộ phận như dầm chính, dầm phụ, giá ép được thiết kế gọn nhẹ dễ dàng khênh vác vào công trình, đặc biệt là thiết bị được cải tiến có thể ép cọc sát với công trình bên cạnh đã xây dựng (tâm cọc cách công trình bên cạnh có thể đạt 350mm, điều này các thiết bị ép khác phải cách 600mm) bằng cách đặt trực tiếp xi lanh ép trượt trên dầm chính. Khi ép ta thay đổi vị trí của đòn ép 3 trượt theo giá ép 2 ứng với từng hành trình của xi lanh đến khi hết chiều dài giá ép thì ta dùng ống độn để ép hết chiều dài cọc. 2.2 Sơ đồ tính toán lực giữ neo Sơ đồ tính toán neo vít cho ở hình 2. Dưới tác dụng của lực nhổ neo N, cánh vít của neo sẽ bị kéo lên cùng với khối đất hình nón cụt (hình 2). Góc α giữa đường cắt đất và đường thẳng đứng lấy bằng góc truyền áp lực trong đất α = φ/4, trong đó φ là góc ma sát trong của đất [3]. Thông thường khi ta thi công bằng thiết bị ép neo thì ép được với lực ép khoảng 441,45 đến 588,6 KN (hay 45 đến 60 tấn) và thường sử dụng 4 neo giữ nên mỗi neo phải chịu được một lực nhổ neo N tối thiểu 110-147 KN (hay 11,25-15 tấn) để thiết bị ép được cọc bê tông xuống nền đất; Sau đây ta khảo sát lực giữ neo P phụ thuộc các yếu tố như cấp đất, chiều sâu neo với điều kiện biên của lực giữ neo là P ≥ N = (110÷147) KN, (2) để đưa ra được chiều sâu neo hợp lý ứng với từng cấp đất khác nhau.

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI - CÔNG TY TNHH DT TM  XD AN VINH

1. Chất lượng tốt nhất: chúng tôi cam kết chất lượng cọc và dịch vụ thi công ép cọc của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, là nền móng vững chắc cho các công trình, ngôi nhà của quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thực hiện hàng loạt công trình khác nhau, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đúc và thi công ép cọc bê tông.

2. Chính sách ưu đãi: chúng tôi có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tác là công ty, nhà thầu xây dựng, các khách hàng truyền thống.

3. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng.

4. Giá cả cạnh tranh

Là đơn vị trực tiếp sản xuất và thi công ép cọc bê tông, chúng tôi khẳng định giá cả mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng luôn luôn cạnh tranh nhất. 

Hãy đến với chúng tôi - Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Xây Dựng An Vinh để được phục vụ tốt nhất!

 

Liên hệ đúc ép cọc và thi công ép cọc bê tông: epcocnhapho.com

Công ty TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG AN VINH

Địa chỉ: số 8, đường Cây Keo, Tam phú, Thủ Đức , TPHCM

Hotline0937. 777. 502 - A. Hiền
Emailepcocnhapho@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
DMCA.com Protection Status