CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM NỀN MÓNG TỐT

Để xây dựng một công trình, đòi hỏi nền móng phải thật vững. Đây là khâu quan trọng và đầu tiên trong công đoạn xây nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình và điều kiện, mà sẽ có các cách khác nhau để gia cố nền móng. Dưới đây là các phương pháp làm nền móng tốt, được nhiều nhà thầu sử dụng.

Ngày đăng: 22-10-2017

1,654 lượt xem

Hiện nay, có các phương pháp làm nền móng tốt như: đóng cọc tràm, cọc nhồi, cọc ép bê tông và cọc ép neo. Tuy các giải pháp này đều có chung một phương pháp tính toán kết cấu như nhau, nhưng nó lại khác nhau về biện pháp thi công. Việc áp dụng thi công loại nào sẽ tùy thuộc vào địa chất, địa hình và lực tải của công trình.

1. Cừ tràm: giá cao

Phương pháp này chỉ sử dụng đối với nhà thấp tầng, tải trọng nhỏ có thể dùng cọc tre ( miền Bắc ), cọc tràm ( miền Nam ) cọc gỗ.

Ở một số khu vực có thế đất tốt như quận Tân Bình, quận 1, quận 10, quận Gò Vấp..., với nhu cầu xây nhà dân dụng tải trọng công trình không lớn lắm có thể chọn giải pháp móng đơn hay móng băng. Cừ tràm phải đóng xuống dưới mực nước ngầm, cừ ngâm trong nước mới vững bền.

Cừ tràm 8 - 10 cm là loại cừ thông dụng nhất, được sử dụng trong xây dưng làm móng nhà ở nhiều vì vì đăt chụi tải tốt và giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Mật độ đóng 25 cọc/m2

Nhược điểm sử dụng cừ tràm: phải đào sâu 1,8 - 2,2m nên dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Thứ đến là phải vận chuyển đổ bỏ lượng lớn đất và khối lượng bê tông cốt thép đúc xuống cũng lớn. Lưu ý, khi làm móng băng, móng đơn với cọc cừ tràm phải đắp lại bằng cát để công trình bảo đảm chất lượng, không thể lấp lại bằng bùn đất. Giá cừ không thấp, hiện khoảng 18.000đ/cây đạt chất lượng 5m. Như vậy giá thành công trình cao mà chưa hẳn bảo đảm kết cấu công trình, nhất là những khu vực địa tầng có chiều dày lớp bùn lỏng lớn như ở quận Bình Thạnh, Bình Phú quận 6 hay quận 2.

2. Cọc nhồi: đòi hỏi kỹ thuật cao

Quy trình làm cọc nhồi là khoan tạo lỗ, đặt lồng thép xuống và đổ bê tông trực tiếp vào. Ðể thi công nhà dân dụng, cọc có đường kính nhỏ, từ 30 - 40cm và có quy trình thi công như cọc nhồi đường kính lớn thường thực hiện cho cầu hoặc nhà cao tầng. Ba năm trở lại đây, tại TP.HCM, nhiều người sử dụng phương pháp này vì đạt hiệu quả và kinh tế cao: Không ảnh hưởng những công trình kế cận; thi công được trên mọi địa hình như nhà chật, hẻm sâu, độ lệch tâm nhỏ. Thi công được ở mọi địa tầng và không cần khảo sát địa chất trước. Sức chịu tải tính toán của cọc nhồi lớn.

Tuy vậy, phương pháp này vẫn có các khuyết điểm như thi công chậm; đơn vị thi công đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức để phân tầng bài bản. Nếu không, đúc trực tiếp trong lòng đất như vậy có thể làm thân cọc bị rỗng. Nhược điểm nữa là mặt bằng thi công bị nhầy nhụa, sình lầy vì phải khoan sâu.

Mỗi loại cọc có ưu, nhược điểm riêng tùy địa hình và điều kiện thi công. Không chọn đúng giải pháp thì công trình có thể tăng gấp đôi ba lần cho chi phí móng cọc mà lắm khi nhà còn bị lún nghiêng.

3. Cọc ép: khó thi công

Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, khoảng 160.000 - 170.000đ/m cọc. Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu.

Nhược điểm là không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện giăng hoặc phải đi qua đường cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc. Nhà dân dụng trong các khu vực xây chen thì độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất thường phải lớn hơn hay bằng 0,7m; nên phải làm đà giằng lớn và chi phí sẽ cao hơn.

Các phương pháp làm nền móng tốt

Các phương pháp làm nền móng tốt

4. Cọc ép neo: thi công chậm

Là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống.

Cọc ép neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ. Tuy nhiên, giá thành cao, thường hơn hay bằng 190.000đ/m cọc; chiều dài mỗi đoạn cọc ngắn, từ 2,5 - 4m và thi công chậm.

Ðiểm yếu cơ bản là sức chịu tải của cọc rất nhỏ, vì đối trọng của ép neo không bằng ép bằng những cục tải; thường chỉ bằng 1/2 - 2/3 của cọc ép thường. Do đó, cần lưu ý khi chuyển từ cọc ép sang cọc ép neo phải xem lại thiết kế và kết cấu móng để có thể gia tăng cọc tại một lỗ móng cột.

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI - CÔNG TY TNHH DT TM  XD AN VINH

1. Chất lượng tốt nhất: chúng tôi cam kết chất lượng cọc và dịch vụ thi công ép cọc của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, là nền móng vững chắc cho các công trình, ngôi nhà của quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thực hiện hàng loạt công trình khác nhau, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đúc và thi công ép cọc bê tông.

2. Chính sách ưu đãi: chúng tôi có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tác là công ty, nhà thầu xây dựng, các khách hàng truyền thống.

3. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng.

4. Giá cả cạnh tranh

Là đơn vị trực tiếp sản xuất và thi công ép cọc bê tông, chúng tôi khẳng định giá cả mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng luôn luôn cạnh tranh nhất. 

Hãy đến với chúng tôi - Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Xây Dựng An Vinh để được phục vụ tốt nhất!

 

Liên hệ đúc ép cọc và thi công ép cọc bê tông: epcocnhapho.com

Công ty TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG AN VINH

Địa chỉ: số 8, đường Cây Keo, Tam phú, Thủ Đức , TPHCM

Hotline0937. 777. 502 - A. Hiền
Emailepcocnhapho@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
DMCA.com Protection Status